Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015

Putin: S-400 giúp ngăn chặn Không quân Thổ Nhĩ Kỳ xâm phạm không phận Syria

Trong cuộc báo cuối năm với gần 1.400 phóng viên, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trả lời nhiều câu hỏi về một loạt các chủ đề, từ quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ, chiến dịch không kích tại Syria, cho tới các vấn đề rất đời thường như có dáng người phong độ hay chuyện các con gái ông không theo nghiệp chính trị.

Tổng thống Nga: Không thấy triển vọng khôi phục quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ

Tổng thống Nga Putin trong cuộc họp báo (Ảnh: Twitter)
Tổng thống Nga Putin trong cuộc họp báo (Ảnh: Twitter)

Con gái không theo nghiệp chính trị

Khi được hỏi về danh tính và đời sống của các con gái, ông Putin tiết lộ các con không theo đuổi nghiệp chính trị.

"Mọi người đều có quyền tự quyết định tương lai của mình. Các con gái tôi chưa bao giờ là những đứa trẻ nổi tiếng, chúng chỉ sống cuộc sống của chúng, theo một cách rất có nhân cách", ông Putin nói. "Chúng không hoạt động trong giới kinh doanh cũng không làm chính trị".

Ông Putin cho biết con mình có thể nói 3 ngoại ngữ và thường dùng trong công việc hàng ngày. Dù vậy ông không tiết lộ chi tiết "vì lí do an ninh".

Trước câu hỏi về việc con trai của Tổng công tố Yuri Chaika có dính líu đến các hoạt động tài chính đáng ngờ, ông Putin nêu quan điểm: "Hiện còn phải xem xem liệu họ, con của Tổng Công tố, có vi phạm pháp luật hay không. Liệu công việc của ông ấy có liên quan đến xung đột lợi ích không. Liệu ông ấy có hỗ trợ con mình theo cách nào đó. Tôi sẽ chưa nói đến chuyện đó vào lúc này, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng tôi không xem xét", ông Putin nói.

Theo hãng thông tấn Tass, hôm 1/12, một tổ chức phi chính phủ có tên Anti-Corruption Foundation đã công bố một số điều tra cho rằng một trong những con trai của tổng công tố bị nghi sở hữu một khách sạn tại Hy Lạp và rằng các con ông có cổ phần tại các chi nhánh lớn của công ty đường sắt Nga RZD. Ông Chaika đã bác bỏ những cáo buộc này là vô căn cứ.

Liên quan đến các cáo buộc về vận động viên Nga sử dụng chất cấm trong thi đấu, cũng như bê bối tham nhũng tại FIFA, ông Putin khẳng định: "Không quốc gia nào có quyền mở rộng quyền phán xét của mình sang nước khác. Tất nhiên, chúng ta cần chống tham nhũng. Thật không thể chấp nhận khi bắt công dân nước ngoài rồi đưa họ ra xét xử", ông Putin nói về việc lãnh đạo FIFA bị bắt.

"Chúng tôi giành quyền đăng cai World Cup một cách trung thực trong một cuộc đua cởi mở. Ông Blatter (Chủ tịch FIFA Sepp Blatter) đã đóng góp nhiều cho bóng đá. Ông ấy xứng đang được trao giải Nobel Hòa Bình cho công việc của mình".

Về cáo buộc sử dụng doping, ông Putin khẳng định: "Chúng tôi phản đối bất kỳ dạng doping nào. Đó là thuốc độc. Nó cũng phá hoại nguyên tắc thi đấu công bằng".

Một phóng viên Nga khen ngợi ông Putin trông phong độ và khỏe khoắn. Vị tổng thống cười lớn và khẳng định kết quả đó đạt được mà không cần doping.

Khi được hỏi về kỳ vọng gì ở mối quan hệ với tổng thống tiếp theo của Mỹ, ông Putin cho biết: "Chúng tôi sẵn sàng hợp tác với tổng thống tiếp theo về các vấn đề chung. Chúng tôi chưa bao giờ tự cô lập mình".

Về mối quan hệ Nga - Gruzia, Tổng thống Putin khẳng định Nga không phải là bên khiến quan hệ xấu đi, mà tất cả và toàn bộ đều do giới chức Gruzia. Dù vậy "chúng tôi sẵn sàng khôi phục mối quan hệ đó", ông Putin nói. "Chúng tôi sẵn sàng bãi bỏ cơ chế xét cấp thị thực với Gruzia".

Quan hệ Nga-Ukraine sẽ xấu đi

Ông cũng khẳng định từ 1/1/2016, quan hệ kinh tế Nga - Ukraine sẽ xấu đi, dù Kremlin không mong muốn.

"Từ 1/1, quan hệ kinh tế sẽ xấu đi. Liên minh châu Âu (EU) đã đề nghị tôi không loại Ukraine khỏi Khu vực Thương mại Tự do. Nhưng Ukraine không tuân thủ các quy định của khu vực này. Ukraine đang rút lui khỏi những chuẩn mực kinh tế của chúng tôi. Hàng hóa của chúng tôi nếu không tuân thủ quy định của EU, liệu toàn bộ hàng hóa có bị trục xuất không?", ông Putin nói.

Tổng thống Nga cho biết Nga sẽ không ban bố bất kỳ lệnh cấm vận nào chống lại Ukraine. Nhưng từ 1/1/2016, Ukraine sẽ không được hưởng bất kỳ ưu đãi nào.

Trước câu hỏi của một phóng viên Ukraine về khả năng trao đổi tù binh giữa Nga và Ukraine, ông Putin khẳng định ủng hộ việc trao đổi toàn bộ một lần.

"Liên quan đến việc trao đổi: có sự khác biệt giữa các nhân viên quân sự Nga đồn trú tại Donbas và một số người tới đó theo một nhiệm vụ nhất định. Dù sao việc trao đổi nên diễn ra công bằng. Hãy cùng trao đổi tất cả lấy tất cả, đó là cách chúng tôi ủng hộ", ông Putin nói.

(Ảnh: Twitter)

(Ảnh: Twitter)

Chiến dịch quân sự tại Syria sẽ tiếp tục khi nào còn cần thiết

Về chiến dịch quân sự tại Syria, Tổng thống Putin khẳng định sẽ tiếp tục cho đến khi nào còn cần thiết.

"Nga sẽ tiếp tục hỗ trợ quân đội Syria chừng nào họ còn tiến hành các chiến dịch quân sự. Chúng tôi hỗ trợ các nỗ lực của họ chống lại IS", ông Putin nói, trước khi nhận kêu gọi "tất cả các bên đối lập nên ngồi lại cùng nhau.

Về số phận Tổng thống Assad, ông Putin lặp lại quan điểm phải để nhân dân Syria quyết định.

"Không ai có quyền áp đặt ai sẽ là lãnh đạo một quốc gia khác. Điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào người dân Syria. Nhưng chúng tôi ủng hộ sáng kiến của Mỹ về soạn thảo một nghị quyết của Liên Hợp Quốc. Việc này cho thấy Mỹ và EU đang quan ngại về những gì diễn ra tại Trung Đông".

"Chúng tôi sẽ không bao giờ chấp nhận cho bất kể thế lực bên ngoài nào định đoạt người điều hành Syria. Việc này trái với mọi luật pháp quốc tế. Đó phải là việc của người dân Syria", nhà lãnh đạo Nga lặp lại quan điểm.

(Ảnh: AP)

(Ảnh: AP)

IS đang đe dọa cả thế giới

Bàn về sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria và Iraq, ông Putin nói IS đang là mối đe dọa với cả thế giới. “Chúng ta phải giải quyết mối đe dọa này càng nhanh càng tốt. Và giải pháp duy nhất cho vấn đề Syria hiện nay chỉ có thể là giải pháp chính trị”, ông Putin nói.

Ông cho biết thêm, Nga đã thành công một phần trong việc đoàn kết chính phủ Syria với các lực lượng đối lập trong cuộc chiến chống lại IS. Ông khẳng định, Nga sẽ tiếp tục các cuộc không kích ở Syria song không nhất thiết phải có một căn cứ quân sự vĩnh viễn ở Syria.

Đối với cộng đồng người nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ tại Nga, ông Putin nói: “Các bạn là một phần của nước Nga. Do đó, đừng làm con thuyền này rung lắc. Lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã đâm sau lưng chúng tôi”.

Ông Putin nói về sự hiện diện quân sự của Nga ở Syria

Thổ Nhĩ Kỳ núp sau lưng liên minh NATO

Người đứng đầu Điện Kremlin cho biết ông không thấy nhiều triển vọng khôi phục quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ.

Liên quan đến quan hệ Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sau những vụ việc căng thẳng gần đây, ông Putin nói việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay quân sự Nga là hành động thù địch và sau đó họ lại tìm cách “núp sau lưng liên minh NATO”.

(Ảnh: Sputnik)

(Ảnh: Sputnik)

Ông Putin nhấn mạnh việc Nga triển khai tổ hợp tên lửa phòng không S-400 đến căn cứ không quân Khmeimim của Syria đã ngăn chặn được tình trạng Không quân Thổ Nhĩ Kỳ xâm phạm không phận Syria.

Trả lời câu hỏi đầu tiên liên quan đến tình hình khó khăn của kinh tế Nga, ông Putin cho rằng kinh tế Nga đã chạm đáy của cuộc khủng hoảng và đang dần ổn định. Ông cũng nói thêm, mặc dù GDP của Nga giảm do dầu thô mất giá nhưng các ngành kinh tế của Nga đã bắt đầu phục hồi.

Ông cho biết, hiện dự trữ tiền tệ của Nga là 364 tỷ USD và tốc độ bốc hơi nguồn vốn đã chậm lại.

Ông Putin mở đầu họp báo với khẳng định tất cả những vấn đề quan trọng ông đều đã đề cập trong thông điệp liên bang, nhưng vẫn cần phải chi tiết hơn.

Phóng viên, đại diện truyền thông trong và ngoài nước có mặt đông đảo trước giờ họp báo thường niên của Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: RT)
Phóng viên, đại diện truyền thông trong và ngoài nước có mặt đông đảo trước giờ họp báo thường niên của Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: RT)

Cuộc họp báo thường niên hay còn gọi là "cuộc họp báo marathon" bắt đầu lúc 12 giờ trưa theo giờ địa phương, tức 16 giờ theo giờ Việt Nam tại Trung tâm Thượng mại thế giới ở Moscow. Theo RT, có 1.350 phóng viên và đại diện truyền thông trong nước và quốc tế đăng ký tham dự sự kiện này.

Nhiều chuyên gia dự đoán chủ đề chính sẽ thiên về các vấn đề nội bộ của Nga, về kinh tế với việc Rúp mất giá và chính sách đối ngoại.

Thanh Tùng-Minh Phương

Tổng hợp

Video: Guardian

Kinh hoàng kịch bản “chiến tranh giữa các vì sao”

Mối lo ngại lớn nhất của loài người về khả năng đụng độ quân sự được cho là không nằm ở eo biển Đài Loan, Bán đảo Triều Tiên, Iran, Israel, khu vực Kashmir hay Ukraine.

Mà thực ra, khả năng này nằm trên bầu trời, ở vùng phi quân sự trên quỹ đạo trái đất. Đó là nơi mà Trung Quốc, Mỹ và Nga đang âm thầm chạy đua vũ trang mặc dù cả 3 “người khổng lồ” này luôn phủ nhận sự thật.

Khoảng 1.300 vệ tinh đang hoạt động ôm lấy trái đất tạo thành một mạng lưới cung cấp cho toàn thế giới những khả năng giao tiếp, dịch vụ định vị toàn cầu GPS, dự báo thời tiết và do thám hành tinh. Hiện nay, Trung Quốc và Nga đang thách thức vị trí hàng đầu của Mỹ trên không gian với những chương trình quân sự hóa không gian đầy tham vọng. Mặc dù có vẻ như mới bắt đầu song cuộc chạy đua có thể dẫn đến xung đột quân sự nguy hiểm.

Những cuộc thử nghiệm vũ khí tấn công trên không gian vũ trụ

Đầu năm 2015, Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ (DNI) James Clapper trong khi trình bày trước Quốc hội nước này về mối lo ngại các vệ tinh Mỹ đang bị đe dọa, ông ta cũng liên hệ đến hàng loạt những cuộc thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh của Trung Quốc được khởi động từ năm 2007.

Có nhiều cách để vô hiệu hóa hay thậm chí phá hủy các vệ tinh trên quỹ đạo trái đất. Đơn giản nhất, một con tàu vũ trụ có thể tiến gần đến vệ tinh và phun sơn lên hệ thống quang học, gây tác động làm gãy các ăngten thông tin liên lạc hay gây mất ổn định quỹ đạo vệ tinh. Vũ khí laser có thể được sử dụng để tạm thời vô hiệu hóa hay gây tổn hại thường xuyên đến các thành phần của vệ tinh, đặc biệt là mạng lưới cảm biến mỏng manh và sóng vô tuyến hay vi sóng có thể gây nhiễu hoặc tấn công đường truyền đến hoặc từ các trạm kiểm soát trên mặt đất.

Phản ứng trước một loạt mối đe dọa đáng sợ này, chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đã dự thảo ngân sách ít nhất 5 tỉ USD cho 5 năm tới trong nỗ lực tăng cường khả năng phòng thủ cũng như tấn công trong chương trình quân sự không gian của Mỹ. Viễn cảnh về một cuộc chiến tranh trên không gian vũ trụ thật ra chẳng phải là điều gì quá mới mẻ. Do lo sợ vũ khí hạt nhân của Liên Xô được phóng đi từ quỹ đạo, Mỹ bắt đầu thử nghiệm kho vũ khí chống vệ tinh vào cuối những năm 50 thế kỷ trước.

Thậm chí, Mỹ còn tiến hành thử nghiệm bom hạt nhân trong không gian trước khi vũ khí hủy diệt hàng loạt trên quỹ đạo bị cấm bởi Hiệp ước Không gian vũ trụ (OST) năm 1967 của Liên Hiệp Quốc.

Trong thời Chiến tranh lạnh, Liên Xô đã phát triển và thử nghiệm loại vũ khí gọi là "quả mìn không gian" - tức là con tàu vũ trụ tự phát nổ có thể tìm kiếm và phá hủy vệ tinh do thám của Mỹ bằng cách bắn tới tấp những mảnh vỡ vào mục tiêu. Trong thập niên 80, cuộc chạy đua quân sự hóa không gian lên đến đỉnh điểm với dự án Sáng kiến Phòng thủ Không gian (SDI) - hay "Chiến tranh giữa các vì sao" - trị giá hàng tỉ USD của chính quyền Tổng thống Mỹ Ronald Reagan để đối phó với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Liên Xô.

Và năm 1985, Không quân Mỹ đã tiến hành một cuộc thử nghiệm chứng minh tính hiệu quả của SDI, khi đó một chiếc máy bay chiến đấu F-15 phóng tên lửa tiêu diệt một vệ tinh trên quỹ đạo gần trái đất. Tuy nhiên, không một cuộc chạy đua vũ trang toàn diện nào hay cuộc xung đột trực tiếp nào thật sự nổ ra. Bởi vì, theo Michael Krepon (chuyên gia kiểm soát vũ khí và người đồng sáng lập Trung tâm Cố vấn Stimson ở Washington D.C), cả Liên Xô và Mỹ đều nhận thức rằng hành động thù địch phá hủy vệ tinh có thể dẫn đến chiến tranh hạt nhân trên mặt đất.

Ngày nay, tình huống trở nên phức tạp hơn nhiều, khi mà trên các quỹ đạo thấp (gần trái đất) và cao (địa tĩnh) trở thành trung tâm hoạt động khoa học và thương mại, tập trung hàng trăm vệ tinh của khoảng 60 quốc gia trên thế giới. Mặc dù danh nghĩa là phục vụ hòa bình, song mỗi vệ tinh đều đặt ra mối nguy cơ đáng dè chừng. Rác không gian cũng là mối đe dọa khủng khiếp. Thậm chí, một vật thể nhỏ như viên bi cũng có thể làm vô hiệu hóa hay phá hủy hoàn toàn một vệ tinh trị giá cả tỉ USD. Phương pháp "động lực" như thế có thể được một quốc gia sử dụng để tiêu diệt vệ tinh đối phương.

Mô tả vũ khí chống vệ tinh của Trung Quốc tiêu diệt một vệ tinh thời tiết của nước này.

Năm 2007, nguy cơ về rác không gian càng tăng vọt khi Trung Quốc cho phóng quả tên lửa phá hủy một vệ tinh thời tiết của nước này trên quỹ đạo thấp. Đáp lại, năm 2008, Mỹ cho phóng tên lửa từ tàu chiến hủy diệt một vệ tinh quân sự gặp sự cố trước khi nó rơi vào bầu khí quyển. Mới đây nhất, Trung Quốc đã thử nghiệm loại vũ khí động lực chống vệ tinh từ mặt đất gây lo ngại cho Mỹ.

Cuộc thử nghiệm gần đây nhất diễn ra vào ngày 23-7-2014. Giới chức Trung Quốc nhấn mạnh: những cuộc thử nghiệm tên lửa vì mục đích nghiên cứu khoa học. Song, trong cuộc thử nghiệm vào tháng 5-2013, chính quyền Trung Quốc đã cho phóng quả tên lửa lên đến độ cao 30.000km cách trái đất, tiến sát đến thiên đường an toàn của những vệ tinh địa tĩnh chiến lược! Không phải ngẫu nhiên mà sau cuộc thử nghiệm này, chính quyền Mỹ cho giải mật chi tiết dự án mật "Chương trình Cảnh báo Tình huống không gian địa tĩnh" (GSSAP), trong đó tập hợp 4 vệ tinh có khả năng giám sát các quỹ đạo địa tĩnh của trái đất và thậm chí kết nối với các vệ tinh khác để theo dõi chúng gần hơn. 2 con tàu vũ trụ GSSAP đầu tiên được phóng vào quỹ đạo vào tháng 7-2014.

Lầu Năm Góc chuẩn bị cho Chiến tranh không gian với dự án máy bay không gian vũ trụ mới

Chương trình XS-1 - viết tắt của "eXperimental Spaceplane 1", máy bay không gian thử nghiệm - không phải là vũ khí không gian. Thật ra, đó là loại phòng thủ chống vũ khí không gian, nhất là những con tàu vũ trụ sát thủ cũng như rốckét hủy diệt vệ tinh mà Trung Quốc và Nga đang triển khai.

Mẫu thiết kế XS-1.

Các nhà nghiên cứu quân sự Mỹ tin chắc rằng, với bất cứ cuộc xung đột nào trong tương lai giữa các cường quốc trên thế giới, quỹ đạo trái đất sẽ trở thành chiến trường khốc liệt mà nơi đó các vệ tinh vũ trang laser sẽ săn đuổi những chiếc máy bay trên quỹ đạo và những quả tên lửa phóng từ mặt đất hay tàu chiến vào không gian tiêu diệt tàu vũ trụ của đối phương. Dĩ nhiên, quốc gia nào phục hồi nhanh nhất từ cuộc tàn sát ban đầu trên quỹ đạo sẽ nắm giữ vai trò thống trị không gian vũ trụ - chiến trường cuối cùng trong bất cứ cuộc chiến tranh công nghệ cao nào.

Theo DARPA - Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển trực thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ - thì: "Trong kỷ nguyên ngân sách hạn hẹp và trình độ ngày càng cao của đối phương, sự tiếp cận không gian một cách nhanh nhẹn là yếu tố chủ chốt bảo đảm an ninh quốc gia và kinh tế". Đó chính là mục tiêu của XS-1. DARPA kỳ vọng chiếc máy bay không gian mới XS-1 tái sử dụng được, có khả năng tải vệ tinh nặng 2 tấn vào không gian, thực hiện 10 chuyến bay và mỗi chuyến tiêu tốn chưa đến 5 triệu USD.

Giới quân sự Mỹ cũng quan tâm xây dựng những vệ tinh nhỏ hơn và đơn giản hơn để sản xuất nhanh hơn và rẻ tiền hơn. Theo DARPA, XS-1 là loại máy bay không người lái và có thể đạt đến tốc độ siêu thanh Mach 10 (tương đương 10 lần tốc độ âm thanh). Để so sánh, chiếc tàu du lịch vũ trụ SpaceShipTwo của Tập đoàn Virgin Galatic do tỉ phú người Anh Richard Branson thành lập có thể đạt vận tốc tối đa Mach 2 trước khi nổ tung trên không phận sa mạc Mojave, bang California (Mỹ) vào tháng 10-2014. Nga và Trung Quốc cũng đang nỗ lực phát triển máy bay không gian có vận tốc siêu thanh để cạnh tranh với Mỹ. Nhưng, Boris Obnosov - lãnh đạo các chương trình tên lửa của Nga - nói rằng "công việc không hề dễ dàng".

Công ty Boeing đã vượt qua được các công ty khác để giành hợp đồng XS-1. Bắt đầu từ mùa hè 2014, 2 công ty Masten Space Systems và Northrop Grumman cũng giành được quyền thiết kế XS-1. DARPA chi cho cả 3 công ty 4 triệu USD mỗi bên để thực hiện công việc thiết kế sơ bộ. Song thành công của Boeing trong xây dựng máy bay X 37B cho Không quân Mỹ có vẻ đã giúp cho nhà chế tạo máy bay ở Chicago có được hợp đồng XS-1. Boeing cũng không gặp trở ngại gì khi tranh thủ công ty khởi nghiệp chế tạo tên lửa đẩy Blue Origin đặt trụ sở tại Washington giúp chế tạo động cơ cho XS-1.

Giới thiệu mẫu thiết kế động cơ BE-4 của Blue Origin.

Được thành lập bởi tỉ phú sáng lập Amazon.con Jeff Bezos, Blue Origin đang sản xuất những tên lửa đẩy không gian có thể tái sử dụng giúp máy bay cất cánh và hạ cánh thẳng đứng. Có vẻ như Boeing muốn thay đổi động cơ BE-4 mạnh mẽ của Blue Origin cho XS-1. Động cơ BE-1 vẫn đang trong vòng thử nghiệm và sẽ hoàn tất để sản xuất vào năm 2017. Bước kế tiếp của Boeing là hoàn thành bản thiết kế XS-1 và thử nghiệm các công nghệ cơ bản của nó trước tháng 8-2016. DARPA muốn một nguyên bản XS-1 để tiến hành sứ mạng thử nghiệm muộn nhất là năm 2019. Sau đó, Lầu Năm Góc mới có thể quyết định xây dựng nhiều chiếc XS-1 để sử dụng thường xuyên.

Hiện vẫn chưa rõ những chiếc máy bay không gian có giá bao nhiêu, song 2 chiếc X-37 khoảng 1 tỉ USD mỗi chiếc. Mỗi năm, nước Mỹ đầu tư 40 tỉ USD cho quỹ đạo trái đất, tức nhiều hơn phần còn lại của thế giới cộng lại. Hơn 400 vệ tinh và máy bay không gian của Mỹ chiếm gần một nửa số máy bay không gian đang hoạt động trên thế giới. Tiến sĩ Laura Grego, chuyên gia không gian của Hội Các nhà khoa học UCS nhận định: "Mỹ đầu tư rất nhiều vào không gian và phụ thuộc vào nó để phục vụ thông tin liên lạc, kinh tế và quân sự nhiều hơn các nước khác". Trong một blog mới đây, Grego viết: "Nỗ lực đầu tư này trở nên quá yếu bởi vì bản thân các vệ tinh là yếu ớt. Sự thật là, dễ tấn công các vệ tinh hơn là bảo vệ chúng".

Thực tế hiện nay cho thấy khả năng phòng thủ của Mỹ không nhiều để bảo vệ các vệ tinh của mình trước những loại vũ khí không gian cạnh tranh khác. Năm 2007, Trung Quốc đã sử dụng tên lửa hủy diệt một vệ tinh đã không còn sử dụng được nữa của mình để chứng minh rằng nước này dễ dàng tiêu diệt con tàu không gian của nước khác. Anatoly Zack, nhà sử học không gian Mỹ nghiên cứu hoạt động của Nga trên quỹ đạo, cho biết Nga có trong tay con tàu vũ trụ được trang bị vũ khí laser và chất nổ có khả năng vô hiệu hóa các vệ tinh Mỹ.

Cũng trong năm 2007, Mỹ đã thành lập một tổ chức mới gọi là "Chiến thuật phản ứng nhanh trên không gian" (ORS) đặt trụ sở tại căn cứ Không quân Mỹ ở New Mexico với mục đích cắt giảm chi phí và thời gian trong xây dựng tàu vũ trụ mới. ORS chi tiêu khoảng 100 triệu USD/năm cho nghiên cứu thiết kế những vệ tinh cỡ nhỏ với giá rẻ và giúp các tổ chức quân sự khác làm điều đó.

Năm 2011, Mỹ sử dụng tên lửa đẩy nhiên liệu rắn Minotaur phóng vệ tinh ORS-1 từ căn cứ Không quân Wallops của NASA (Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ) ở Virginia để phục vụ nhiệm vụ do thám quân sự trên không gian.

Theo Duy Ân (tổng hợp)

An ninh thế giới

HLV Kazuhiro Murata: "Công Phượng là trung tâm của lối chơi U23 Việt Nam"

HLV trưởng CLB Cerezo Osaka, ông Kazuhiro Murata đã dành những lời khen ngợi tới chân sút mang áo số 10 của U23 Việt Nam là tiền đạo Công Phượng. HLV Kazuhiro Murata nhấn mạnh rằng đây chính là cầu thủ chơi hay nhất, là trung tâm trong lối chơi của U23 Việt Nam.

U23 Việt Nam sau 2 trận giao hữu đáng thất vọng trước đó, đã chơi như lột xác chiều nay. Đội chủ nhà chơi tranh chấp quyết liệt ngay từ đầu, nhưng sau đó U23 Việt Nam dần bộc lộ những điểm yếu ở hàng thủ. Sau 1 số lần thoát thua, thủ thành Hoài Anh đã phải vào lưới nhặt bóng từ cú sút quyết đoán của Funaki ở phút 21.

HLV Osaka đánh giá cao Công Phượng - Ảnh: Gia Hưng
HLV Osaka đánh giá cao Công Phượng - Ảnh: Gia Hưng

Tuy nhiên, đội chủ nhà chỉ mất có 3 phút là các học trò của HLV Miura đưa trận đấu về vạch xuất phát. Mạnh Hùng đánh đấu chính xác từ pha đá phạt của Công Phượng. Sang hiệp 2, sau khi U23 Việt Nam bị vươn lên dẫn trước, Văn Toàn đã có pha dứt điểm chính xác gỡ hòa 2-2.

Một trận đấu đáng khen ngợi cho U23 Việt Nam, bởi nếu tận dụng tốt cơ hội hơn nữa, họ sẽ là đội giành chiến thắng tối nay. Ở trận đấu này, tinh thần thi đấu của các cầu thủ cũng xứng đáng nhận được điểm 10, khi đã nỗ lực đến những phút cuối cùng.

Phát biểu trong buổi họp báo sau trận đấu, HLV Kazuhiro Murata cho biết: "Sang Việt Nam lần này chúng tôi chỉ mang 16 cầu thủ, nhưng trận này có 6 cầu thủ đang chơi tại J-League 2 và số còn lại đều được gọi vào đội U23. Trận này tôi thừa nhận đội mình chơi không tốt, các cầu thủ gặp nhiều khó khăn trước lối chơi của U23 Việt Nam.

Năng lực của họ cũng chỉ là một phần, phần còn lại là do hàng công U23 Việt Nam chơi tốt, gây ra nhiều sức ép. HLV Miura của U23 Việt Nam cũng luôn nhìn thấy những kẽ hở của chúng tôi để khai thác".

Đặc biệt, HLV Kazuhiro Murata đã dành những lời khen ngợi có cánh với tiền đạo Công Phượng, dù anh không ghi bàn thắng nào trong trận đấu này: "Đó là một cầu thủ có tốc độ, chân chạy chắc. Anh ta tìm được khoảng trống và là trung tâm trong lối chơi của U23 Việt Nam. Tôi thấy rằng các cầu thủ Việt Nam đã chơi rất tự tin khi có Công Phượng trên sân".

Tiến Đạt

Chelsea sa thải Jose Mourinho

"Người Đặc biệt" ra đi chỉ sáu tháng sau khi đưa đội chủ sân Stamford Bridge vô địch Ngoại hạng Anh.
chelsea-sa-thai-jose-mourinho

Mourinho lần thứ hai rời ghế HLV Chelsea. Ảnh: Reuters.

Chiều 17/12 (giờ địa phương), CLB Chelsea ra thông báo trên trang chủ chia tay HLV Jose Mourinho. Quyết định được đưa ra từ cuộc họp sau thất bại 1-2 trước Leicester cuối tuần trước. Theo BBC, đích thân Chủ tịch Roman Abramovich đã chủ trì cuộc họp với ban lãnh đạo Chelsea. 

"Chelsea và Jose Mourinho hôm nay đi đến quyết định chia tay trên cơ sở đồng thuận. Cảm ơn Jose vì đóng góp to lớn của ông kể từ khi trở lại làm HLV năm 2013", thông báo của đội chủ sân Stamford Bridge có đoạn.

Sáng 17/12, Mourinho vẫn còn ra sân tập luyện cùng các học trò. Trong buổi họp báo cuối cùng trên cương vị HLV Chelsea, khi được hỏi về tương lai, HLV người Bồ Đào Nha nói: "Tôi rõ ràng là rất muốn ở lại đây. Các bạn hiểu rõ tôi không phải là người sợ hãi những thách thức. Thời điểm này là một thử thách rất lớn. Tôi muốn ở lại và hy vọng ông Abramovich cũng muốn điều đó".

Lý do đi đến quyết định sa thải được đưa ra: "Ban lãnh đạo và Jose đều nhận ra những kết quả gần đây là không đủ tốt, nên cách tốt nhất cho cả hai bên là đi những con đường khác nhau".

Chelsea gửi những lời chúc tốt đẹp đến Mourinho và khẳng định nhà cầm quân 52 tuổi vẫn để lại một nền móng vững chắc và di sản cho sân Stamford Bridge.

chelsea-sa-thai-jose-mourinho-1

Mourinho vẫn cũng các học trò ra sân tập chiều 17/12. Ảnh: Chelsea FC.

The Blues không đưa ra bình luận gì về người thay thế Mourinho. Những ứng viên được truyền thông sương mù nhắc tới là Carlo Ancelotti, Brendan Rodgers, Guus Hiddink. Pep Guardiola cũng vừa tiết lộ ông sẽ làm rõ tương lai của mình vào tuần sau.

Mourinho ra đi khi đội bóng đang đứng 16, chỉ hơn nhóm cầm đèn đỏ đúng một điểm và bị đội đầu bảng Leicester bỏ xa tới 20 điểm. Thực trạng đó khiến viễn cảnh Chelsea cán đích trong Top 4 để tìm kiếm một suất dự Champions League trở nên mờ mịt hơn lúc nào hết. Ở Champions League, tình hinh có khả quan hơn khi Chelsea giành vé đi tiếp vào vòng 1/8 với tư cách đội nhất bảng và sẽ đấu PSG để tranh suất vào tứ kết.

chelsea-sa-thai-jose-mourinho-2

Mourinho với chức vô địch Ngoại hạng Anh thứ ba cùng Chelsea mùa trước. Ảnh: AFP.

Đốm sáng ở châu Âu không đủ để giúp Mourinho cứu vãn chiếc ghế ngày một lung lay ở sân Stamford Bridge, nơi ông vừa ký gia hạn hợp đồng thêm bốn năm hôm 7/8 với tham vọng xây dựng một đế chế hùng mạnh tương tự đế chế mà Alex Ferguson từng thiết lập ở Man Utd, hay Arsene Wenger với Arsenal.

Dù đều bị sa thải trong cả hai nhiệm kỳ dẫn dắt Chelsea, Mourinho vẫn là HLV thành công nhất trong lịch sử CLB này. Ông cùng The Blues ba lần vô địch Ngoại hạng Anh (2005, 2006 & 2015), đoạt một Cup FA (2007) cùng ba Cup Liên đoàn ( 2005, 2007 & 2015).

Mourinho ở Ngoại hạng Anh

Mùa giải

Số trận cầm quân

Thắng

Hoà

Bại

Tỷ lệ thắng (%)

2004-2005 38 29 8 1 76.32
2005-2006 38 29 4 5 76.32
2006-2007 38 24 11 3 63.16
2007-2008 6 3 2 1 50
2013-2014 38 25 7 6 65.79
2014-2015 38 26 9 3 68.42
2015-2016 16 4 3 9 25

Hữu Nhơn

Buổi tập cuối cùng của Mourinho trước khi bị sa thải

Trước khi bị mất việc vào buổi chiều 17/12, Mourinho vẫn có mặt trên sân tập với các học trò vào buổi sáng cùng ngày.

Thừa Thiên

Guus Hiddink sắp lên thay Mourinho ở Chelsea

HLV người Hà Lan nhiều khả năng sẽ tái hợp đội bóng cũ trong vai trò chữa cháy, khi Mourinho bị sa thải hôm 17/12.

Theo Telegraph, Guus Hiddink sẽ ngồi vào chiếc ghế mà Jose Mourinho bỏ lại, theo một hợp đồng ngắn hạn cho đến hết mùa giải. Tờ báo uy tín ở Anh khẳng định HLV 69 tuổi người Hà Lan đã đồng ý lời mời của Chủ tịch Roman Abramovich. Ông có mối quan hệ rất tốt với tỷ phú người Nga. Hiddink có thể đến sân tập Cobham vào ngày 18/12 để gặp các cầu thủ Chelsea, chuẩn bị cho trận gặp Sunderland vào cuối tuần.

guus-hiddink-sap-len-thay-mourinho-o-chelsea

Hiddink là HLV phù hợp nhất vào lúc này với Chelsea. Ảnh: AFP.

Hiddink có kinh nghiệm dẫn dắt đội chủ sân Stamford Bridge vào năm 2009, khi ông cũng về giữa mùa để thay thế Luiz Felipe Scolari. HLV người Hà Lan khi đó giúp Chelsea vô địch Cup FA và vị trí dự Champions League mùa sau. 

Hiện tại, Hiddink không làm HLV cho bất cứ CLB hay đội tuyển nào, sau khi bị Hà Lan sa thải. Ông vừa có kinh nghiệm, vừa có đủ uy tín để dẫn dắt dàn sao của Chelsea. Thay tướng giữa đường, Chelsea muốn đội bóng thoát khỏi khủng hoảng ở giải Ngoại hạng. Nhà đương kim vô địch đang xếp thứ 16, chỉ cách nhóm xuống hạng có một điểm. Chelsea đã thua hai trận liên tiếp, thua chín trận sau 16 vòng đấu.

Ngoài Hiddink, truyền thông xứ sương mù còn đề cập đến những ứng viên khác thay thế Mourinho. Nổi bật là Brendan Rodgers, Diego Simeone hay Pep Guardiola. Chiến lược gia người Tây Ban Nha có thể chia tay Bayern Munich, nhưng ít nhất phải đến hết mùa này khi hợp đồng kết thúc. 

Toàn Phong

Cuốc bộ hết bản đồ Just Cause 3 lâu gấp... 8 lần GTA V

Just Cause 3 là một tựa game thế giới mở rộng lớn mà trong đó, người chơi có rất nhiều lựa chọn để di chuyển, từ dây móc, xe hơi, tàu lượn, trực thăng đến phản lực. Chúng không chỉ được đưa vào game với mục đích tăng cường sự phong phú cho gameplay mà còn bởi lý do: Bạn sẽ khó lòng khám phá hết hòn đảo nhiệt đới Medici nếu thiếu đi những phương tiện tốc độ cao.

Cu.#x1ED1;c b.#x1ED9; h.#x1EBF;t b.#x1EA3;n đ.#x1ED3; Just Cause 3 l.#xE2;u g.#x1EA5;p... 8 l.#x1EA7;n GTA V

Theo một "nghiên cứu" mới đây thực hiện bởi game thủ với nickname "TheyCallMeConor" - người đã từng thực hiện nhiều video đi bộ dọc bản đồ của các tựa game sandbox, người chơi cần phải bỏ ra 8 tiếng 40 phút mới có thể đưa Rico Rodriguez di chuyển giữa hai điểm xa nhất trên bản đồ Just Cause 3 mà không sử dụng bất kì phương tiện nào ngoài xe "căng hải".

So sánh với thời gian để đi bộ hết một số tựa game sandbox rộng lớn khác như Fallout 4 (56 phút), GTA V (52 phút), Conor cần tới gần 9 tiếng để thực hiện điều tương tự đối với Just Cause 3 - điều này thể hiện rằng bản đồ của nó rộng hơn hai bom tấn kia rất nhiều? Chưa chắc bởi tốc độ di chuyển của nhân vật trong mỗi trò chơi lại khác nhau và chúng ta cũng có thể thấy nhân vật chính Rico Rodriguez có dáng đi khá thong dong chứ không chạy giống như Fallout 4 hay GTA V.

Chi tiết về quá trình cuốc bộ hết chiều dài bản đồ Just Cause 3 và tất nhiên là đã được tua nhanh để tiết kiệm thời gian cho người xem, mời các bạn cùng theo dõi trong đoạn video phía bên dưới.

A Walk Across Just Cause 3 - TheyCallMeConor.

Phát hành ngày 1/12 vừa qua, Just Cause 3 được đánh giá cao ở lối chơi vui nhộn và tự do giống như hai người tiền nhiệm của mình, tuy nhiên game lại mất điểm ở cốt truyện thiếu hấp dẫn, nhân vật mờ nhạt và nhiều lỗi lặt vặt khiến game hoạt động thiếu ổn định cả trên console lẫn PC.

Nếu muốn theo dõi thêm những video khác với nội dung tương tự, các bạn có thể truy cập kênh YouTube của game thủ này bằng cách click vào đây.

>> Hết GTA, "game thủ rảnh" lại cuốc bộ sang Fallout 4

Bài đăng phổ biến