Cưa cây ở Sumantra, Indoesia. Ảnh: AP |
Theo UPI, chuyên gia CGD dự đoán, trong vòng 35 năm tới, khoảng 289 triệu ha rừng nhiệt đới (tương đương diện tích Ấn Độ) sẽ bị chặt hạ. Điều này sẽ tàn phá hệ thực vật và động vật ở những khu vực có hệ sinh học đa dạng nhất hành tinh, đẩy nhanh biến đổi khí hậu.
Các nhà khoa học Mỹ cảnh báo, nếu giới lãnh đạo không nhanh chóng thúc đẩy biện pháp bảo vệ rừng nhiệt đới ở châu Phi, châu Á, và Nam Mỹ, nạn phá rừng sẽ đưa thêm 169 tỷ tấn CO2 vào khí quyển. Tồi tệ hơn, nó sẽ làm biến mất những hồ chứa cacbon hiệu quả nhất Trái Đất.
Đại dương ngầm khổng lồ dưới lòng sa mạc Tân Cương.
CGD công bố dự đoán trên hôm 26/8, dựa trên phân tích dữ liệu và hình ảnh vệ tinh chụp hơn 100 quốc gia. Bằng những dữ liệu này, họ tính toán tỷ lệ phá rừng và dự đoán các xu hướng trong tương lai.
Họ đưa ra một giải pháp khả thi, đó là những quốc gia giàu có phải chi tiền cho những quốc gia đang phát triển để chấm dứt tình trạng chặt phá rừng.
"Bảo tồn rừng nhiệt đới là một món hời," Jonah Busch, chuyên viên kinh tế môi trường của CGD nói. "Chi phí bỏ ra để ngăn chặt phá rừng, từ đó cắt giảm khí thải, chỉ bằng 1/5 so với chi phí dùng cho các chương trình cắt giảm khí thải trong Liên minh châu Âu."
Jens Engelmann, một chuyên gia khác của CGD nói thêm, tại hội nghị toàn cầu về biến đổi khí hậu sắp tổ chức ở Paris tháng 11 tới, những thỏa thuận về chống biến đổi khí hậu nên cung cấp kinh phí và nhiều nguồn lực khác để chấm dứt nạn phá rừng nhiệt đới. "Thỏa thuận mà thiếu giải pháp thiết thực chẳng bao giờ đủ."
Hồng Hạnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét