Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

Ký sự Phú Mỹ Hưng - Kỳ 9: Bạn của sông nước và kẻ thù của rác

Phú Mỹ Hưng là khu đô thị xanh và sạch điển hình của cả nước. Từ hệ thống nước thải cho đến rác được thu gom và xử lý theo những chuẩn mực nghiêm ngặt.

HOÀNG HẢI VÂN Phú Mỹ Hưng là khu đô thị xanh và sạch điển hình của cả nước. Từ hệ thống nước thải cho đến rác được thu gom và xử lý theo những chuẩn mực nghiêm ngặt. Nước thải phải được xử lý để trở thành nước sạch trước khi thoát ra môi trường đang là vấn đề quốc gia đại sự của Việt Nam. Người Sài Gòn và Hà Nội ai cũng bị ám ảnh bởi những dòng sông đen ngòm hôi hám, nơi chứa nước thải của hàng triệu người dân không được xử lý. Những dòng sông đen đó dù đã từng bước được nạo vét, nay đã bớt hôi hám đi, nhưng còn lâu mới có thể sạch được, dù cả nước đã tiêu tốn hàng tỉ đô la. Các dòng sông Tô Lịch, Kim Ngưu, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè... bước đầu được cải tạo, nhưng không biết phải bao nhiêu thế hệ và tốn bao nhiêu tiền của công sức nữa mới được hồi sinh thành những con sông trong lành. Làm sạch những con sông, kênh rạch và vùng biển xung quanh những đô thị cũ là chuyện nan giải, trong khi đó các khu đô thị mới liên tục ra đời, trong đó có không ít khu đô thị bỏ lơ hoặc không quan tâm đúng mức vấn đề xử lý nước thải. Hiện nay, mỗi ngày, 770 đô thị cả nước xả ra sông với tổng nước thải khoảng 5,2 triệu m3, nhưng mới chỉ có 24 nhà máy xử lý nước thải với tổng công suất khoảng 550.000 m3/ngày (*). Người dân thành thị hiện đại có quá nhiều nỗi sợ hãi từ cái ăn cái uống bị nhiễm độc, chưa có nhiều người sợ hãi những dòng sông bị ô nhiễm, nguồn nước ngầm bị ô nhiễm, kéo theo cây trái và các sinh vật bị ô nhiễm, sự độc hại không chỉ người nông dân gánh chịu mà còn quay ngược lại chui vào miếng ăn giấc ngủ của người thành thị. Dẫn thông tin trên đây để thấy việc xử lý nước thải ở khu đô thị Phú Mỹ Hưng quý giá biết chừng nào. Theo quy hoạch và thiết kế, khu A có 3 trạm xử lý nước thải với công suất khác nhau. Đến thời điểm này, đã đưa 2 trạm vào sử dụng, với vốn đầu tư hơn 6 triệu USD. Phó tổng giám đốc Công ty TNHH phát triển Phú Mỹ Hưng Nguyễn Bửu Hội cho hay, trạm thứ nhất nằm ở khu H1 (Cảnh Đồi), công suất quy hoạch là 30.000 m3/ngày - đêm, đưa vào vận hành 10.000 m3/ngày - đêm, nhưng chỉ sử dụng hết 70% công suất. Trạm thứ hai, đặt tại khu S25 (Nam Viên), công suất quy hoạch 25.000 m3/ngày - đêm, đã vận hành 10.000 m3/ngày - đêm nhưng chỉ sử dụng hết 25% công suất. Vận hành chưa hết công suất là do chưa có nhiều nước thải, nghĩa là các trạm xử lý nước thải hiện có thừa sức để đáp ứng cho số dân đông hơn của khu đô thị, đồng thời cũng sẵn sàng mở rộng để đáp ứng cho số dân tối đa của khu đô thị trong tương lai. Hệ thống thoát nước tại Phú Mỹ Hưng tách nước thải khỏi nước mưa. Toàn bộ nước thải của khu đô thị được đưa vào hệ thống riêng, qua các quy trình xử lý cơ học, xử lý sinh học, xử lý bùn cặn và khử trùng, cuối cùng trở thành nước sạch theo đúng tiêu chuẩn quốc gia về nước thải sinh hoạt. Hằng ngày, nước thải sau khi xử lý được lấy mẫu để đưa vào phòng thí nghiệm (tại trạm xử lý nước thải) để kiểm tra và đưa qua Viện Pasteur kiểm định theo quy định trước khi cho thoát ra môi trường tự nhiên, nhưng theo ông Nguyễn Bửu Hội thì Phú Mỹ Hưng đã tận dụng lượng nước sạch này để sử dụng cho việc tưới cây xanh, công viên và rửa đường. Có thể nói với hệ thống xử lý nước thải này, toàn bộ sinh hoạt của các cư dân khu đô thị không hề làm vấy bẩn hệ thống sông rạch và không gây ô nhiễm cho đất đai của khu vực. Con người ở đây không phải là kẻ thù mà là bạn bè tốt của thiên nhiên sông nước. Nước sinh hoạt ở đây được lấy từ nhà máy nước của thành phố, tất nhiên là nước sạch chuẩn quốc gia, nhưng theo ông Nguyễn Bửu Hội, công ty vẫn phải lấy mẫu nước đưa đi Viện Pasteur kiểm định theo định kỳ để đảm bảo an toàn cao nhất cho cư dân. Sống ở Phú Mỹ Hưng hay đến Phú Mỹ Hưng, thứ mà bạn ít thấy nhất là... rác. Trên mặt bằng 120 ha, gồm đường sá, công viên, nơi công cộng và 20 chung cư, công ty đã hợp đồng với các đơn vị thuê hơn 600 công nhân vệ sinh ngày đêm thu dọn rác, thực hiện hiệu quả cao nhất khẩu hiệu “không để rác chạm đất”. Ngoài chi phí không hề nhỏ phải trả cho các đơn vị làm vệ sinh, công ty còn đầu tư các thiết bị hiện đại dùng cho việc quét đường, rửa đường và làm sạch công trình. Điểm nổi trội ở đây là rác được thu gom đưa vào trạm trung chuyển và phân loại tại chỗ (tách loại vô cơ khỏi loại hữu cơ và tách riêng các loại rác độc hại) trước khi chuyển đến nơi xử lý rác. Phân loại rác tại nguồn là cuộc vận động mang nhiều ý nghĩa trong nỗ lực giảm thiểu ô nhiễm môi trường được triển khai rộng khắp nhưng không mấy kết quả. Phú Mỹ Hưng là một trong số không nhiều những đơn vị đi tiên phong tổ chức thành công việc làm có ý nghĩa này. Phú Mỹ Hưng được mệnh danh là đô thị xanh và sạch điển hình của cả nước. Nhưng Phú Mỹ Hưng không chỉ giữ sạch riêng cho khu vực của mình bằng cách bỏ mặc hoặc đẩy sự dơ bẩn đi chỗ khác. Cái sạch đó không chỉ nằm trên bề mặt, nó còn nằm sâu trong cấu trúc, thấm tự nhiên trong ý thức của các cư dân. Các cư dân Phú Mỹ Hưng không ai xả rác nơi công cộng, khách vãng lai đến đây cũng không ai làm chuyện này. Đó là ý thức tự nhiên, không cần tuyên truyền, không cần vận động hay nhắc nhở. Khó có kẻ dám có hành vi dơ bẩn ở những nơi được giữ gìn sạch sẽ. Công ty TNHH phát triển Phú Mỹ Hưng đương nhiên không làm nhiệm vụ của chính quyền, điều đáng quý là nó đã cộng đồng trách nhiệm, chủ động san sẻ một số việc quản lý đô thị của chính quyền địa phương. Đây cũng là bài học “xã hội hóa” trong quản lý. Một bài học tốt lành nhưng muốn áp dụng nhân ra thì không hề dễ... (còn tiếp) h.h.v (*) Nguồn: Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 4.3.2015. Khu đô thị Phú Mỹ Hưng luôn được biết đến là không gian sống xanh, sạch, thân thiện với môi trường
Nước thải phải được xử lý để trở thành nước sạch trước khi thoát ra môi trường đang là vấn đề quốc gia đại sự của Việt Nam. Người Sài Gòn và Hà Nội ai cũng bị ám ảnh bởi những dòng sông đen ngòm hôi hám, nơi chứa nước thải của hàng triệu người dân không được xử lý. Những dòng sông đen đó dù đã từng bước được nạo vét, nay đã bớt hôi hám đi, nhưng còn lâu mới có thể sạch được, dù cả nước đã tiêu tốn hàng tỉ đô la. Các dòng sông Tô Lịch, Kim Ngưu, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè... bước đầu được cải tạo, nhưng không biết phải bao nhiêu thế hệ và tốn bao nhiêu tiền của công sức nữa mới được hồi sinh thành những con sông trong lành.
Làm sạch những con sông, kênh rạch và vùng biển xung quanh những đô thị cũ là chuyện nan giải, trong khi đó các khu đô thị mới liên tục ra đời, trong đó có không ít khu đô thị bỏ lơ hoặc không quan tâm đúng mức vấn đề xử lý nước thải. Hiện nay, mỗi ngày, 770 đô thị cả nước xả ra sông với tổng nước thải khoảng 5,2 triệu m3, nhưng mới chỉ có 24 nhà máy xử lý nước thải với tổng công suất khoảng 550.000 m3/ngày (*). Người dân thành thị hiện đại có quá nhiều nỗi sợ hãi từ cái ăn cái uống bị nhiễm độc, chưa có nhiều người sợ hãi những dòng sông bị ô nhiễm, nguồn nước ngầm bị ô nhiễm, kéo theo cây trái và các sinh vật bị ô nhiễm, sự độc hại không chỉ người nông dân gánh chịu mà còn quay ngược lại chui vào miếng ăn giấc ngủ của người thành thị.
Dẫn thông tin trên đây để thấy việc xử lý nước thải ở khu đô thị Phú Mỹ Hưng quý giá biết chừng nào. Theo quy hoạch và thiết kế, khu A có 3 trạm xử lý nước thải với công suất khác nhau. Đến thời điểm này, đã đưa 2 trạm vào sử dụng, với vốn đầu tư hơn 6 triệu USD. Phó tổng giám đốc Công ty TNHH phát triển Phú Mỹ Hưng Nguyễn Bửu Hội cho hay, trạm thứ nhất nằm ở khu H1 (Cảnh Đồi), công suất quy hoạch là 30.000 m3/ngày - đêm, đưa vào vận hành 10.000 m3/ngày - đêm, nhưng chỉ sử dụng hết 70% công suất. Trạm thứ hai, đặt tại khu S25 (Nam Viên), công suất quy hoạch 25.000 m3/ngày - đêm, đã vận hành 10.000 m3/ngày - đêm nhưng chỉ sử dụng hết 25% công suất. Vận hành chưa hết công suất là do chưa có nhiều nước thải, nghĩa là các trạm xử lý nước thải hiện có thừa sức để đáp ứng cho số dân đông hơn của khu đô thị, đồng thời cũng sẵn sàng mở rộng để đáp ứng cho số dân tối đa của khu đô thị trong tương lai.
Hệ thống thoát nước tại Phú Mỹ Hưng tách nước thải khỏi nước mưa. Toàn bộ nước thải của khu đô thị được đưa vào hệ thống riêng, qua các quy trình xử lý cơ học, xử lý sinh học, xử lý bùn cặn và khử trùng, cuối cùng trở thành nước sạch theo đúng tiêu chuẩn quốc gia về nước thải sinh hoạt. Hằng ngày, nước thải sau khi xử lý được lấy mẫu để đưa vào phòng thí nghiệm (tại trạm xử lý nước thải) để kiểm tra và đưa qua Viện Pasteur kiểm định theo quy định trước khi cho thoát ra môi trường tự nhiên, nhưng theo ông Nguyễn Bửu Hội thì Phú Mỹ Hưng đã tận dụng lượng nước sạch này để sử dụng cho việc tưới cây xanh, công viên và rửa đường. Có thể nói với hệ thống xử lý nước thải này, toàn bộ sinh hoạt của các cư dân khu đô thị không hề làm vấy bẩn hệ thống sông rạch và không gây ô nhiễm cho đất đai của khu vực. Con người ở đây không phải là kẻ thù mà là bạn bè tốt của thiên nhiên sông nước.
Nước sinh hoạt ở đây được lấy từ nhà máy nước của thành phố, tất nhiên là nước sạch chuẩn quốc gia, nhưng theo ông Nguyễn Bửu Hội, công ty vẫn phải lấy mẫu nước đưa đi Viện Pasteur kiểm định theo định kỳ để đảm bảo an toàn cao nhất cho cư dân.
Sống ở Phú Mỹ Hưng hay đến Phú Mỹ Hưng, thứ mà bạn ít thấy nhất là... rác. Trên mặt bằng 120 ha, gồm đường sá, công viên, nơi công cộng và 20 chung cư, công ty đã hợp đồng với các đơn vị thuê hơn 600 công nhân vệ sinh ngày đêm thu dọn rác, thực hiện hiệu quả cao nhất khẩu hiệu “không để rác chạm đất”. Ngoài chi phí không hề nhỏ phải trả cho các đơn vị làm vệ sinh, công ty còn đầu tư các thiết bị hiện đại dùng cho việc quét đường, rửa đường và làm sạch công trình.
Điểm nổi trội ở đây là rác được thu gom đưa vào trạm trung chuyển và phân loại tại chỗ (tách loại vô cơ khỏi loại hữu cơ và tách riêng các loại rác độc hại) trước khi chuyển đến nơi xử lý rác. Phân loại rác tại nguồn là cuộc vận động mang nhiều ý nghĩa trong nỗ lực giảm thiểu ô nhiễm môi trường được triển khai rộng khắp nhưng không mấy kết quả. Phú Mỹ Hưng là một trong số không nhiều những đơn vị đi tiên phong tổ chức thành công việc làm có ý nghĩa này.
Phú Mỹ Hưng được mệnh danh là đô thị xanh và sạch điển hình của cả nước. Nhưng Phú Mỹ Hưng không chỉ giữ sạch riêng cho khu vực của mình bằng cách bỏ mặc hoặc đẩy sự dơ bẩn đi chỗ khác. Cái sạch đó không chỉ nằm trên bề mặt, nó còn nằm sâu trong cấu trúc, thấm tự nhiên trong ý thức của các cư dân. Các cư dân Phú Mỹ Hưng không ai xả rác nơi công cộng, khách vãng lai đến đây cũng không ai làm chuyện này. Đó là ý thức tự nhiên, không cần tuyên truyền, không cần vận động hay nhắc nhở. Khó có kẻ dám có hành vi dơ bẩn ở những nơi được giữ gìn sạch sẽ.
Công ty TNHH phát triển Phú Mỹ Hưng đương nhiên không làm nhiệm vụ của chính quyền, điều đáng quý là nó đã cộng đồng trách nhiệm, chủ động san sẻ một số việc quản lý đô thị của chính quyền địa phương. Đây cũng là bài học “xã hội hóa” trong quản lý. Một bài học tốt lành nhưng muốn áp dụng nhân ra thì không hề dễ... (còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến